Một số trường hợp cụ thể Lỗi_và_hành_vi_sai_trái_(bóng_đá)

Để bóng chạm tay

Trong bóng đá, trừ vị trí thủ môn trấn giữ khung thành, tất cả các cầu thủ khác trên sân đều không được dùng tay chơi bóng. Tuy nhiên, trong quá trình tranh chấp, cầu thủ có thể sẽ vô tình hoặc cố ý để bóng chạm tay.[2] Trong vài mùa giải gần đây, Ủy ban Bóng đá Quốc tế (IFAB) liên tiếp đưa ra những thay đổi về luật bóng chạm tay. Những sự thay đổi này khiến cho các đội bóng gặp phải rất nhiều tình huống khó xử, chính vì vậy tháng 7/2021, IFAB tiếp tục sửa đổi những quy định của mình. Theo luật mới, penalty sẽ được thổi nếu như một cầu thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm với "tư thế lớn hơn không tự nhiên". IFAB cũng đưa ra một định nghĩa mới về "tư thế lớn hơn không tự nhiên này:

"Cầu thủ được cho là khiến cơ thể phình to không tự nhiên khi vị trí của tay/cánh tay anh ta không phải là hệ quả của việc di chuyển thân thể trong tình huống đó".[3]

Hầu hết những tình huống bóng chạm tay sẽ bị thổi phạt. Tuy nhiên, đối với những trường hợp vô tình chạm bóng (trừ khi ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ ràng) thì cầu thủ bị bóng chạm tay sẽ không bị thổi phạt.

Chơi bóng bạo lực

Một số hành vi bạo lực trong bóng đá:

- Xoạc bóng không trúng bóng.

- Ngáng chân.

- Đẩy, kéo đối phưong.

- Đánh cùi chỏ.

Ngã giả vờ

Cầu thủ bị thổi phạt khi ngã giả vờ trên sân (thường là để kiếm những quả đá phạt quan trọng).

Phản đối trọng tài

Trong trường hợp này, cầu thủ phạm lỗi này sẽ bị cảnh cáo hoặc rút thẻ.

Lỗi ngoài sân cỏ

Lỗi ngoài sân cỏ là những lỗi và hành vi khiếm nhã của các cầu thủ dự bị hoặc HLV.